Mô hình đào tạo doanh nghiệp ADDIE là gì? Khái niệm, cách ứng dụng và ưu khuyết điểm

Học EMBA ở đâu

ADDIE là một trong những mô hình đào tạo doanh nghiệp phổ biến. Và đây được xem là công cụ quan trọng với những nhà quản lý, chuyên viên nhân sự giúp phát triển nguồn nhân lực nội bộ. Và trong bài viết dưới đây, trường SOM sẽ mang đến góc nhìn toàn cảnh mô hình ADDIE nhằm giúp nhà quản lý, chuyên viên nhân sự hiểu rõ, áp dụng trong các tác vụ liên quan. Cùng SOM khám phá nhé!

Mô hình đào tạo doanh nghiệp ADDIE là gì?

Mô hình ADDIE là gì?

Khái niệm

ADDIE là mô hình hướng dẫn quản lý doanh nghiệp, chuyên viên/quản lý HR  thiết kế, triển khai lộ trình đào tạo phù hợp và hiệu quả. Xuất hiện từ những năm 1970, mô hình này đến nay vẫn được trọng dụng trong doanh nghiệp đa lĩnh vực. 

Điểm nổi bật chính của mô hình đào tạo trong doanh nghiệp này là khung mẫu với các bước cụ thể. Mỗi bước là 1 mắt xích quan trọng và có vai trò riêng khiến toàn bộ quá trình triển khai được điều hướng về đúng mục tiêu kỳ vọng. 

Mô hình ADDIE gồm 5 bước, viết tắt bởi 5 chữ cái như sau: 

  • Analyze (phân tích bối cảnh/thông tin/nguồn lực doanh nghiệp)
  • Design (thiết kế chương trình đào tạo)
  • Develop (phát triển)
  • Implement (triển khai)
  • Evaluate (đánh giá kết quả) 

Thông qua 5 bước kể trên, các yếu tố như đào tạo tập thể, hướng dẫn 1-1, các buổi cầu ý kiến, tài liệu sẽ được hệ thống thành khung chương trình đào tạo hợp lý. Bởi lẽ, mỗi nội dung đào tạo, người học có những đặc tính khác nhau. Cho nên, 1 cách thức đào tạo không thể sử dụng cho tất cả nội dung, người học. Bằng cách phân bổ, sắp xếp khoa học, mô hình ADDIE giúp khả năng đạt được mục tiêu khả thi hơn. 

mô hình addie là gì

Các bước thiết kế chương trình đào tạo doanh nghiệp bằng mô hình ADDIE 

Việc thiết kế chương trình đào tạo doanh nghiệp bằng ADDIE giúp cho cả tổ chức đều nắm rõ định hướng và từng bước triển khai chặt chẽ. Cụ thể 5 bước thuộc mô hình ADDIE như sau:

Bước 1. Phân tích 

Mục tiêu chính của giai đoạn này là xác định nguồn lực và các nội dung/vấn đề cần giải quyết bằng đào tạo. Ví dụ như doanh nghiệp không đủ tài chính nhưng cần thêm nhân sự chuyên môn cao thì sẽ cử 1 nhân sự đại diện đi học và truyền đạt lại cho tổ chức. Nhưng nếu doanh nghiệp dư giả về tài chính thì có thể để nhiều nhân sự cùng đi học. 

Và để đạt được mục tiêu trên, người thiết kế chương trình đào tạo doanh nghiệp cần phân tích bối cảnh, khoanh vùng đào tạo bằng cách trả lời cụ thể các câu hỏi sau:

  • Tại sao cần phải đào tạo ở thời điểm này? Nó có thật sự cần thiết? 
  • Giá trị hay mục tiêu cần đạt sau khi đào tạo là gì? 
  • Điểm chính của chương trình đào tạo là gì?
  • Đối tượng được đào tạo là ai? Họ cần có nền tảng kiến thức, kỹ năng gì? 
  • Cách thức đào tạo là gì? Đào tạo đại trà, hướng dẫn 1-1 hay cung cấp tài liệu? 
  • Nên triển khai đào tạo ở đâu và bắt đầu từ khi nào là phù hợp? 
  • Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng, gây gián đoạn trong quá trình đào tạo? Phương án thay thay thế là gì? 

Đáp án cho bộ câu hỏi trên càng chi tiết, chương trình đào tạo sẽ được khoanh vùng rõ ràng, tạo nền tảng cho các bước tiếp theo. 

Bước 2. Thiết kế chương trình đào tạo doanh nghiệp 

Người thiết kế chương trình đào tạo cần xây dựng đề cương và lộ trình học dựa trên thông tin đã có ở bước 1. Kết quả cần đạt ở bước này là toàn bộ chiến lược đào tạo, phương pháp đào tạo (online, offline, kết hợp…), số buổi học và thời lượng mỗi buổi, cách thức đánh giá hiệu quả và phương pháp thu nhận phản hồi từ người học. 

Tiếp đến, giáo án và lộ trình học tập sẽ được thông báo đến các bên liên quan, bao gồm người học, người dạy và ban quản lý. Như vậy, các bên liên quan đều hiểu được mục tiêu chung và đóng góp ý kiến. 

Bước 3. Phát triển chương trình đào tạo doanh nghiệp 

Có thể hiểu đây là bước kiểm định trước khi chính thức đào tạo. Các chuyên gia, chuyên viên nhân sự và nhà quản lý sẽ cùng họp bàn với nhau lần nữa về những bất cập của chiến lược đào tạo hiện tại. Bên cạnh góc nhìn chuyên môn, ý kiến được ghi nhận ở bước 2 cũng được đặt lên bàn cân để thảo luận, điều chỉnh. 

Sau đó, nội dung đào tạo được thống nhất thì cần truyền thông rộng rãi đến toàn bộ nhân sự trong tổ chức, nhằm tạo cho họ động lực cũng như sắp xếp công việc trước. 

Bước 4. Triển khai chương trình đào tạo doanh nghiệp 

Lần lượt, từng nội dung trong kế hoạch được triển khai. Khi này, đội ngũ vận hành sẽ theo sát để hỗ trợ người học, người dạy như giáo trình, những thắc mắc sau mỗi buổi học, hỗ trợ truy cập nền tảng học online… Từng chi tiết nhỏ, nhân viên HR phải đảm bảo xử lý tức thời để chương trình đi đúng tiến độ. 

Hơn nữa, người vận hành phải ghi nhận, đánh giá hiệu quả sau từng buổi/nội dung học nhằm điều chỉnh nhanh chóng. Chẳng hạn, học online khiến người học lơ là thì nhóm vận hành thay đổi lại cách thức học cho những buổi sau. Như vậy, kế hoạch ban đầu không rơi vào tình huống đến cuối cùng mới nhận ra cách đào tạo không phù hợp. 

Mặc dù, đánh giá là bước cuối nhưng phản hồi ngay sau khi học sẽ chính xác, chi tiết hơn. Cho nên, phương án thu thập ý kiến người học cũng cần được diễn ra trong khi quá trình đào tạo đang triển khai. 

mô hình đào tạo doanh nghiệp

Bước 5. Đánh giá kết quả đào tạo doanh nghiệp

Giai đoạn này là thời điểm đối chiếu toàn bộ kết quả, thông tin thực tế đào tạo so với kế hoạch ban đầu. Việc đánh giá sẽ bao gồm 2 phần:

  • Đánh giá quá trình: Tổng kết và đánh giá nhưng ý kiến đã thu thập xuyên suốt quá trình triển khai.
  • Đánh giá tổng kết: Thực hiện kiểm tra chất lượng đào tạo thông qua bài kiểm tra, dự án… và thu nhận ý kiến tổng quan thông qua form phản hồi. 

2 luồng thông tin này dẫn đến kết luận mục tiêu ban đầu đã/không đạt, kết quả chi tiết của đào tạo doanh nghiệp và những đúc kết cần cải thiện trong kế hoạch tiếp theo. 

Ưu điểm và khuyết điểm của mô hình đào tạo doanh nghiệp ADDIE 

Ưu điểm 

Sau nhiều năm được trọng dụng, mô hình ADDIE đã chứng minh được tầm quan trọng vì ở hữu những ưu điểm sau: 

  • Khả năng ứng dụng cho doanh nghiệp nhiều lĩnh vực khác nhau 
  • Tính nhất quán giúp nâng cao chất lượng đào tạo 
  • Sự giám sát sát sao tạo điều kiện cho chương trình đào tạo được điều chỉnh, xử lý nhanh chóng ở từng giai đoạn
  • Hiệu quả, chi phí và thời gian dễ dàng được đo lường, đánh giá 

Khuyết điểm 

Dù là mô hình đào tạo doanh nghiệp hàng đầu, ADDIE không tránh được việc có những khuyết điểm như: 

  • Quy trình tuyến tính phải tuân thủ đầy đủ 5 bước 
  • Người dạy khó điều chỉnh, ứng biến với các tình huống phức tạp vì đã có kế hoạch chi tiết 
  • Không nhấn mạnh vào trải nghiệm người học, dù có ghi nhận ý kiến nhưng phần lớn vẫn do người dạy, chuyên viên nhân sự và nhà quản lý quyết định chương trình đào tạo 
  • Tốn nhiều thời gian và chi phí 

Những năm gần đây, nhiều chuyên gia đã đề xuất sửa đổi các giai đoạn để mô hình ADDIE tăng tính tương tác cho người học- xu hướng chung của thời đại. Ngoài ra, ngày nay, các chuyên viên nhân sự, nhà quản lý cũng kết hợp đa dạng nhiều mô hình khi thiết kế chương trình đào tạo doanh nghiệp thay vì chỉ phụ thuộc vào ADDIE. 

Vấn đề đặt ra là làm sao để biết đâu là mô hình phù hợp với tổ chức của mình? Tỷ lệ phân bổ giữa các mô hình như thế nào cho đúng? 

Nâng cao khả năng quản lý nguồn nhân lực và phát triển sự nghiệp với bằng Thạc sĩ EMBA tại SOM

Trường quản lý SOM-AIT là cơ sở đào tạo quản lý hàng đầu trong khu vực, với hơn 30 năm phát triển các khóa học chuyên biệt sau đại học cho các nhà quản lý, chuyên viên nhân sự, chuyên viên phát triển chính sách công… 

Học EMBA ở đâu

Và nội dung quản trị, đào tạo và phát triển nhân sự trong doanh nghiệp là 1 phần quan trọng của chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh cấp cao (EMBA) tại trường SOM. Bên cạnh những mô hình kinh điển, khóa học còn cung cấp nhiều kiến thức liên quan khác và nghiên cứu case-study thành công cùng giảng viên quốc tế, giàu kinh nghiệm. 

→ Tham khảo thêm: Chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh cao cấp (EMBA)

Khóa học này là bàn đạp để chuyên viên nhân sự, quản lý mở rộng tầm nhìn và xây dựng chương trình đào tạo doanh nghiệp vừa vặn với nguồn lực hiện có và vừa theo kịp xu hướng chung của thời đại. Đặc biệt với những vị trí HRM, điều hành hay các nhân quản lý cấp trung, đây cũng là chương trình phù hợp để tạo đà thăng tiến trong con đường sự nghiệp.

Nếu muốn được tư vấn thêm thông tin chi tiết về khóa học EMBA, bạn hãy để lại thông tin bên dưới. Đội ngũ tư vấn sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể!

Trường SOM mong rằng bài viết này hữu ích với bạn.

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…