Lộ trình thăng tiến nghề kế toán và con đường sự nghiệp 

làm kế toán học gì để thăng chức

Lộ trình thăng tiến nghề kế toán như thế nào? Phải học chứng bằng cấp, bổ trợ những kỹ năng gì để tiến nhanh lên vị trí cao nhất? Hãy cùng SOM tìm hiểu qua bài viết sau!

Lộ trình thăng tiến nghề kế toán

Nhân viên kế toán – bước đầu trong lộ trình làm kế toán

Đây là vị trí đầu tiên bạn sẽ đảm nhận sau khi tốt nghiệp, vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên bạn sẽ phụ trách các công việc liên quan đến hóa đơn, chứng từ kế toán,… Các vị trí chuyên môn bạn có đảm nhiệm là: Kế toán quỹ tiền mặt, Kế toán kho, Kế toán thanh toán, Kế toán kho, Kế toán công nợ,… Trong thời gian này, bạn nên củng cố nền tảng kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

Để làm nhân viên kế toán, bạn cần nắm rõ kiến thức thống kê và phân tích tài chính là những điều kiện không thể thiếu để nâng cao cấp bậc của kế toán. Nếu chưa thể kiếm được bằng cử nhân trong ngành kế toán, bạn cũng cần đi học các lớp đào tạo nghề để nắm vững kiến thức chuyên môn.

Thời gian ở vị trí này có thể tùy thuộc vào mức độ cầu tiến và định hướng của từng cá nhân. Dẫu vậy, hầu hết nhân viên mới sẽ cần mất từ 2-3 năm trước khi có thể luân chuyển lên cấp bậc tiếp theo.

Kế toán tổng hợp – thăng tiến cao hơn trong nghề kế toán

Sau 2 – 3 năm làm kế toán, bạn có thể thăng tiến lên vị trí kế toán tổng hợp. Các công việc mà bạn sẽ phụ trách là tổng hợp các chứng từ, số liệu thống kê, thực hiện các báo cáo liên quan về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp cũng nhận nhiệm vụ đề xuất những giải pháp cho cấp quản lý từ góc nhìn của kế toán.

Vị trí này tương tự như một nhà lãnh đạo nhóm, hoặc một nhân viên kế toán cấp cao (senior accountant). Ngoài những công việc kế toán hàng ngày, nhân viên kế toán cao cấp sẽ được giao thêm trách nhiệm quản lý, hướng dẫn và giám sát các nhân viên cấp dưới.

Ngoài kinh nghiệm làm việc, để làm kế toán tổng hợp, bạn cần tốt nghiệp Đại học trở lên ở các chuyên ngành về kế toán, kiểm toán hoặc tài chính. Kỹ năng sử dụng máy tính và thành thạo các phần mềm chuyên dụng để tối ưu hóa hiệu quả công việc.

Kế toán trưởng – bước nhảy vọt trong lộ trình thăng tiến nghề kế toán

Lộ trình thăng tiến khi làm kế toán

Kế toán trưởng (Chief Accountant) là người được chọn đứng đầu bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm cho các hoạt động liên quan đến tài chính, kế toán, thuế của doanh nghiệp. Đây là người quản lý tất cả các nhân viên kế toán, bao gồm kế toán tổng hợp, kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán chi tiết. KTT làm việc dưới quyền giám đốc tài chính (CFO). Số năm kinh nghiệm có thể khác nhau tùy theo doanh nghiệp, có thể dao động từ 3-10 năm hoặc hơn.

Kế toán trưởng là một trong những vị trí quản lý cấp cao của doanh nghiệp. 

  • Quản lý, giám sát bộ phận kế toán
  • Chuẩn bị các tài liệu tài chính, báo cáo kinh doanh
  • Kiểm tra lại các báo cáo tài chính, dự thảo ngân sách để tìm ra cách cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp
  • Đảm bảo sổ sách kế toán của doanh nghiệp phù hợp với quy định
  • Đưa ra các dự báo đảm bảo nguồn tài chính lưu thông trong doanh nghiệp
  • Phân tích xu hướng thị trường nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp
  • Cố vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc đưa ra các chiến lược kinh doanh

Vị trí KTT không yêu cầu ứng viên phải có chứng chỉ chuyên nghiệp, tuy nhiên việc có những chứng chỉ này có thể giúp bạn nâng cao kỹ năng cũng như làm đẹp thêm hồ sơ ứng tuyển. Những chứng chỉ như:

  • ACCA (do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc cấp)
  • ICAEW ACA (do Viện Kế toán Công Chứng Vương quốc Anh và xứ Wales cấp)
  • CPA (Chứng chỉ Kế toán viên Công chứng được Cấp phép). Có hai loại chứng chỉ CPA: CPA do Úc cấp và CPA do Việt Nam cấp
  • CFA (Chứng chỉ Phân tích Đầu tư Tài chính được cấp bởi Hiệp hội Phân tích Đầu tư Tài chính Hoa Kỳ)
  • CIMA (do Hiệp hội Kế toán Quản trị Công chứng Anh Quốc cấp)
  • CIA (Chứng chỉ Kiểm toán Nội bộ Công chứng do Hiệp hội Kiểm toán Nội bộ Mỹ cấp)
  • CMA (Chứng chỉ Kế toán Quản trị)
  • Chứng chỉ Kiểm toán Thực hành do Hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam (VACPA) chứng nhận
  • Chứng chỉ Kiểm toán Nội bộ do Hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam (VACPA) chứng nhận

Giám đốc tài chính – cấp bậc cao nhất khi theo đuổi nghề kế toán

con đường thăng tiến nghề kế toán 2024

Giám đốc tài chính – CFO là vị trí cao cấp nhất đối với các chuyên gia tài chính. Trong doanh nghiệp, Giám đốc tài chính giữ vai trò quản lý quan trọng thứ hai, chỉ sau CEO. Đứng ở vị trí này, bạn sẽ phải đảm nhiệm những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp, nhưng đổi lại bạn sẽ nhận được mức đãi ngộ rất tốt và cơ hội thăng tiến lên vị trí CEO cũng rất cao.

*Tùy thuộc quy mô, hoạt động và một số yếu tố đặc thù khác nhau của từng doanh nghiệp nhưng nhìn chung ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhất là khi chưa có nhiều doanh nghiệp tách bạch vai trò của Giám đốc tài chính và có vị trí Giám đốc tài chính riêng thì thông thường Kế toán trưởng có thể sẽ kiêm các nhiệm vụ tài chính của doanh nghiệp. 

Trên thực tế, tại mỗi tổ chức, doanh nghiệp, giám đốc tài chính là một người đa nhiệm. CFO cần giải quyết rất nhiều vấn đề, công việc trong một ngày. Tùy vào cơ cấu tổ chức cũng như loại hình hoạt động mà các CFO sẽ đảm nhận các công việc khác nhau. Một vài công việc cụ thể của CFO bao gồm:

  • Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ở cả quá khứ và hiện tại nhằm đưa ra các chiến lược phù hợp.
  • Hoạch định chiến lược tài chính của doanh nghiệp.
  • Tiến hành xem xét, đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp trên phương diện tài chính.
  • Xây dựng kế hoạch dự phòng ngân quỹ cho các tình huống rủi ro được dự đoán có thể xảy ra hoặc những nhu cầu về ngân quỹ đột xuất.
  • Thực hiện duy trì khả năng thanh khoản, dòng vốn an toàn của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn tài chính để duy trì hoạt động.
  • Xây dựng chính sách đảm bảo sự phân chia về lợi nhuận minh bạch, hợp lý và công bằng.
  • Đảm bảo tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp nằm trong tầm kiểm soát và được sử dụng một cách hợp lý, sinh lời.
  • Xây dựng, thực hiện các chính sách quản lý tiền mặt, đảm bảo có đủ tiền đáp ứng các nhu cầu thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
  • Quản lý, điều hành và chỉ đạo hoạt động của quản lý cấp dưới, các bộ phận/ phòng ban liên quan như phòng Kế toán tài chính, phòng Tài vụ, phòng Xuất Nhập khẩu, các chuyên viên kiểm toán, ngân quỹ,… dựa trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
  • Thực hiện báo cáo với Ban giám đốc hoặc tổng giám đốc trong mỗi giai đoạn về tình hình hoạt động, đảm bảo không để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ hay có bất kỳ thiệt hại nào.
  • Thực hiện các công việc được ủy quyền khác.

Bằng cấp điển hình nhất mà Giám đốc Tài chính cần phải có là bằng cử nhân hoặc cao hơn là thạc sĩ về kế toán hoặc các chuyên ngành có liên quan đến tài chính. Cơ bản, bạn sẽ phải trang bị cho mình nền tảng giáo dục về tài chính, kinh doanh, kinh tế hoặc quản trị. 

Ngoài ra bạn cũng có thể cân nhắc lấy thêm một số chứng chỉ quan trọng để giúp con đường sự nghiệp thêm thuận lợi hơn. Nếu có khả năng bạn có thể học thêm MBA để nâng cao hiểu biết về kinh doanh và quản lý hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất bạn cần quan tâm là năng lực làm việc thực tế và hồ sơ chuyên môn của bạn.

Bằng cấp điển hình nhất mà Giám đốc Tài chính cần phải có là bằng cử nhân hoặc cao hơn là thạc sĩ về kế toán hoặc các chuyên ngành có liên quan đến tài chính. Cơ bản, bạn sẽ phải trang bị cho mình nền tảng giáo dục về tài chính, kinh doanh, kinh tế hoặc quản trị. 

Ngoài ra bạn cũng có thể cân nhắc lấy thêm một số chứng chỉ quan trọng để giúp con đường sự nghiệp thêm thuận lợi hơn. Nếu có khả năng bạn có thể học thêm EMBA để nâng cao hiểu biết về kinh doanh và quản lý hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất bạn cần quan tâm là năng lực làm việc thực tế và hồ sơ chuyên môn của bạn.

Có thể bạn quan tâm: Nắm vững kiến thức tài chính cùng chương trình thạc sĩ cấp cao từ SOM

Trên đây là tất cả các thông tin cần thiết để thăng tiến về lộ trình thăng tiến nghề kế toán! Hi vọng bạn sẽ có những lựa chọn đúng đắn và bền bỉ tiến xa trong nghề! Chúc các bạn thành công! 

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…