Không một doanh nghiệp nào có thể mở rộng mô hình kinh doanh mà không có hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp tập trung xây dựng cơ sở quản trị rủi ro từ thuở sơ khai đều làm tốt trong việc nắm bắt “cơ hội” và vượt qua “thách thức”, để rồi phát triển bền vững lâu dài. Vậy nên, đã đến lúc các lãnh đạo tìm hiểu thêm về quản trị rủi ro cho doanh nghiệp của mình, định nghĩa và quy trình của chúng ra sao! Và bài viết này cung cấp những kiến thức cần thiết cho bạn!
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là gì?
Đâu là rủi ro trong doanh nghiệp?
Với cách hiểu thông thường, rủi ro là những khả năng xảy ra thiệt hại cho doanh nghiệp trong các tình huống/kế hoạch cụ thể. Có rất nhiều kiểu “rủi ro” có thể xảy ra trong quá trình vận hành của doanh nghiệp. Chúng bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro thương hiệu, rủi ro pháp lý, rủi ro về chiến lược, rủi ro về môi trường, rủi ro trong quản lý nội bộ,…
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên đối mặt với cả thách thức lẫn cơ hội. Nhìn nhận một cách tổng quát hơn, rủi ro bao gồm cả các tình huống có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, nếu như ban lãnh đạo doanh nghiệp biết chỉ điểm vấn đề và quản lý rủi ro hiệu quả.
Vậy quản lý rủi ro trong doanh nghiệp là gì?
Theo đó, quản trị rủi ro doanh là quá trình nhận diện, đánh giá những sự kiện có khả năng ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nhằm đưa ra những phương án quản lý, kiểm soát hợp lý nhất, đảm bảo doanh nghiệp đạt được những mục tiêu của mình. Quản trị rủi ro doanh nghiệp tốt không chỉ hạn chế các nguy cơ thiệt hại mà còn đem lại những cơ hội để tối ưu các hoạt động của doanh nghiệp.
Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Dù doanh nghiệp ở quy mô nào, ban lãnh đạo cũng cần thực hiện quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp qua các bước sau:
Bước 1: Xác định bối cảnh rủi ro
Để xác định rủi ro chính xác, trước tiên, doanh nghiệp cần xác định các bối cảnh diễn ra vấn đề. Các bối cảnh này gồm: các quy định của pháp luật, xu hướng thị trường, công nghệ kỹ thuật, thị trường tài chính,…
Tiếp đến, doanh nghiệp cần đưa ra các loại rủi ro tương ứng với từng bối cảnh. Dưới đây là một số phương pháp doanh nghiệp nên áp dụng để xác định rủi ro:
- Rà soát các sự kiện sẽ xảy ra trong bối cảnh được xem xét. Chỉ ra các rủi ro có thể tiềm ẩn trong sự kiện.
- Khảo sát các đối tượng liên quan để thu thập các thông tin hữu ích.
- Xem xét các chỉ số để nhận diện vấn đề đang ở trạng thái và mức độ như thế nào. Những nguy cơ tiềm ẩn có thể phát sinh từ vấn đề đó là gì?
- Rà soát, phân tích quy trình làm việc để phát hiện các lỗ hổng.
- Nghiên cứu lại những tổn thất trong quá khứ để đưa ra những tình huống giả định có thể xảy ra ở tương lai.
Bước 2: Phân tích và đánh giá rủi ro
Bước này giúp doanh nghiệp xác định mức độ gây tổn thất của rủi ro và những ảnh hưởng của chúng đến mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp. Phân tích rủi ro ở cấp độ nâng cao đòi hỏi áp dụng các kỹ thuật định tính, định lượng, áp dụng phương pháp xác suất và phi xác suất. Tất cả nhằm khai thác dữ liệu định lượng và vận dụng hiệu quả các mô hình quản trị rủi ro trong ra quyết định.
Dự đoán mức độ rủi ro có thể dựa vào 2 yếu tố dưới đây.
- Tần suất xuất hiện rủi ro
- Độ nghiêm trọng của rủi ro
Sau khi phân tích khả năng rủi ro đó xảy ra, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để đầu tư vào phương án đề phòng phù hợp.
Bước 3: Xử lý rủi ro
Dựa vào đánh giá rủi ro, doanh nghiệp sẽ tiến hành kế hoạch giảm thiểu mức độ rủi ro. Kế hoạch này bao gồm các hạng mục: quy trình giảm rủi ro, chiến thuật phòng ngừa rủi ro và kế hoạch dự phòng nếu các rủi ro vẫn phát sinh.
Biện pháp xử lý rủi ro bao gồm các hoạt động cụ thể như sau:
– Né tránh rủi ro: Né tránh rủi ro bằng cách bỏ qua hoặc dừng toàn bộ các hoạt động, công việc tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại. Lựa chọn này tất nhiên là an toàn nhất, nhưng cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ đánh mất toàn bộ cơ hội mang đến lợi nhuận, sự tăng trưởng của mình khi có thử thách mới. Nên nhớ rằng, kinh doanh luôn đi kèm với rủi ro, và sẽ không thể tăng trưởng vượt bậc nếu không đón đầu thử thách và xu thế mới. Vì vậy, biện pháp này chỉ nên áp dụng khi rủi ro mang lại thiệt hại quá lớn khiến doanh nghiệp bấp bênh.
– Chuyển giao rủi ro (Risk transfer): bên cạnh việc né tránh rủi ro, doanh nghiệp có thể tìm cách chuyển một phần hoặc toàn bộ rủi ro qua các cá nhân hoặc tổ chức khác (thường là các công ty bảo hiểm hoặc công cụ tài chính phái sinh). Điều này giúp giảm thiểu trách nhiệm và rủi ro doanh nghiệp phải đối mặt.
– Duy trì và chấp nhận rủi ro: Đây là trường hợp khi sau khi đánh giá rủi ro, doanh nghiệp vẫn quyết định chấp nhận chúng để tìm kiếm cơ hội
– Kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro: Song song với việc vận chấp nhận rủi ro, doanh nghiệp cần luôn phải theo dõi chặt chẽ, xử lý kịp thời hạn chế rủi ro xảy ra
Bước 4: Theo dõi và xem xét rủi ro
Ở bước này, các chuyên gia quản trị rủi ro cần
- Theo dõi các rủi ro đã được xác định có sự chuyển hướng nào không.
- Đánh giá hiệu quả phương án xử lý đối với các rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao, những rủi ro có độ nghiêm trọng thấp có thể chấp nhận được hay không.
- Theo dõi và cập nhật tình hình thường xuyên để thay đổi phù hợp với các đánh giá cũng như kế hoạch quản trị.
- Xem xét các rủi ro mới có thể phát sinh để nắm thế chủ động, từ đó hạn chế tối đa tổn thất
Bước 5: Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro chất lượng
Quản lý và giảm thiểu rủi ro là một quy trình cần được trau chuốt, hoàn thiện và ứng dụng lâu dài. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần đầu tư kiến thức lẫn xây dựng một hệ thống quản lý phù hợp. Một trong những hệ thống quản lý được sử dụng nhiều là ISO 9001. Đây là phương pháp đánh giá, giảm thiểu rủi ro, hạn chế chi phí phát sinh được doanh nghiệp trong nước và thế giới tin dùng. Ngoài ra, ban lãnh đạo cũng cần đầu tư kiến thức và khả năng vận hành các hệ thống quản lý rủi ro bằng cách, tham gia các hội thảo, tham khảo những cố vấn doanh nghiệp, học thêm những khóa quản lý,…
→ Nâng cao khả năng quản trị rủi ro bằng các khóa học quản lý doanh nghiệp
Một khi hệ thống quản trị rủi ro được hoàn thiện, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc củng cố uy tín, sự tin tưởng đối với khách hàng. Tương lai được thừa nhận toàn cầu sẽ sáng lạn, những thị trường kinh doanh mới cũng sẽ rộng mở hơn. Vì thế, đứng tiếc nguồn lực để xóa bỏ thách thức và đón đầu cơ hội.
Có thể bạn quan tâm:
- Quản trị tinh gọn là gì? Lợi ích của quản trị doanh nghiệp tinh gọn
- Tầm quan trọng của khâu quản lý dữ liệu cho doanh nghiệp
- Quản lý vận hành là gì? Quy trình quản lý vận hành hiệu quả
- 10 chiến lược quản trị rủi ro trong doanh nghiệp