Ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phát triển bền vững để tăng tính cạnh tranh, đồng thời gầy dựng thành công lâu dài cho tổ chức của mình. Trong đó, vai trò của lãnh đạo là quan trọng nhất, họ sẽ là những người đi đầu và dẫn dắt công ty thiết lập nên một mô hình bền vững phù hợp.
Bài viết dưới đây của SOM sẽ chia sẻ 3 điều lãnh đạo không nên bỏ qua để triển khai chiến lược phát triển bền vững thành công.
Để có một chiến lược phát triển bền vững, lãnh đạo nên bắt đầu từ đâu?
Trước khi xây dựng chiến lược, điều đầu tiên lãnh đạo cần làm là ghi nhớ rằng: chiến lược phát triển bền vững luôn phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược kinh doanh. Bền vững phải song hành và được lồng ghép vào từng bước, từng quy trình, từng giai đoạn sản xuất. Có thể không thay đổi cùng lúc do hạn chế về nguồn lực, nhưng lãnh đạo phải nhận thức rõ điều này, để điều hướng chiến lược đúng hướng.
Hãy tưởng tượng, một doanh nghiệp gắn liền với các hoạt động từ thiện, nhưng ẩn sau đó là một quy trình sản xuất thiếu trách nhiệm với môi trường? Sự đối lập này không phải là ý nghĩa thật sự của phát triển bền vững.
Sau khi đã xác định được điều này, lãnh đạo cần dẫn dắt tổ chức thảo luận và đưa ra một chiến lược phù hợp để triển khai.
- Xác định mức độ giá trị phát triển bền vững muốn đạt được.
- Xem xét tình hình kinh doanh hiện tại, cùng các kỳ vọng của cổ đông, nhà đầu tư… và đánh giá đã đáp ứng bao nhiêu.
- Sắp xếp thứ tự các khâu cần điều chỉnh để phù hợp tiêu chuẩn ESG.
- Ưu tiên giải quyết các vấn đề cần ưu tiên để đạt mục tiêu phát triển bền vững nhanh nhất.
- Thảo luận và xây dựng chiến lược phù hợp.
→ Có thể bạn quan tâm: Quy trình 5 bước giúp doanh nghiệp thực hiện ESG
Để thành công đưa tính bền vững vào hoạt động công ty, các nhà lãnh đạo cần tuân theo 4 cách sau:
- Chọn chủ đề phát triển bền vững, không tham lam giải quyết mọi vấn đề
- Xây dựng một nhóm riêng để quản lý, hướng dẫn và kiểm soát chiến lược phát triển bền vững.
- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức phù hợp với mô hình bền vững
Cụ thể từng cách sẽ được SOM chia sẻ dưới đây:
1. Triển khai theo các chủ đề bền vững, không phải chiến lược phát triển bền vững tổng thể
Phát triển bền vững là một thuật ngữ đại diện cho chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường… ở hiện tại sao cho đáp ứng được lâu dài cho cả nhu cầu của thế hệ tương lai. Và đây là trách nhiệm của toàn quốc gia và thế giới.
→ Tìm hiểu các chủ đề bền vững của tiêu chuẩn ESG
Vậy nên, doanh nghiệp không cần áp lực việc phải giải quyết mọi thách thức theo bộ tiêu chuẩn ESG. Thay vào đó, lãnh đạo chỉ cần chọn một vài chủ đề phát triển bền vững trọng tâm để theo đuổ. Ví dụ như loại bỏ động vật ra khỏi chuỗi dinh dưỡng, hoặc giảm biến đổi khí hậu… Như thế, tổ chức còn có thể tập trung thay đổi, tránh lãng phí nguồn lực, giúp đẩy nhanh tiến độ bền vững.
Mỗi lĩnh vực, mỗi doanh nghiệp, mỗi sứ mệnh ra đời sẽ có cho mình những chủ đề bền vững quan trọng tương ứng. Lãnh đạo cần lập danh sách và xác định đâu là các khía cạnh tổ chức có thể đóng góp hoặc đúng chuyên môn. Sau đó so sánh trọng yếu, mức độ tiềm năng và rủi ro khi tham gia, từ đó chọn ra được các vấn đề ưu tiên nhất.
Một tip nhỏ cho các CEO, nếu yếu tố bạn chọn càng độc lạ, doanh nghiệp sẽ càng dễ tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt trên thị trường.
Triển khai chiến lược bền vững theo chủ đề còn giúp lãnh đạo dễ dàng theo dõi và kiểm soát hoạt động, linh hoạt điều chỉnh mọi thứ theo cách nhanh nhẹn hơn.
2. Xây dựng nhóm phát triển bền vững riêng
Nếu lãnh đạo đã xác định doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững, thì lập một nhóm hoặc bộ phận chuyên môn riêng vấn đề này là điều cần thiết. Nó không chỉ giúp quá trình trở nên minh bạch, rõ ràng hơn mà còn thể hiện cho xã hội thấy, tổ chức thật sự nghiêm túc với mô hình bền vững như thế nào.
Các nhóm phát triển bền vững này có thể là một bộ phận lớn để kiểm soát mọi vấn đề liên quan, hoặc chia nhỏ cho mỗi nhóm tập trung một vấn đề. Điều này tùy vào quy mô và nguồn lực công ty để sắp xếp tối ưu nhất.
Ngoài ra, phương thức điều hành trao quyền cho nhóm phát triển bền vững cũng là một cách giúp nhiều tổ chức tăng khả năng thành công. Lãnh đạo sẽ có thêm thời gian giải quyết các khía cạnh khác, nhưng vẫn đảm bảo nắm rõ tiến độ triển khai chiến lược.
Hơn nữa, nhóm được trao quyền sẽ được chủ động lên ý tưởng và quản lý thay đổi. Nhờ vậy mà họ sẽ tập trung và đưa ra nhiều sáng kiến tốt hơn. Thay vì một số tổ chức yêu cầu các bộ phận hiện hành đảm đương luôn vị trí bền vững, khiến họ phân tâm, giảm hiệu suất. Suy cho cùng, nhân sự sẽ luôn hứng thú và có trách nhiệm hơn với các công việc đúng chuyên môn của mình.
Để đảm bảo tính khả thi khi ứng dụng thay đổi, trong trường hợp chuyên gia bền vững không quá am hiểu kinh doanh, các sáng kiến có thể đưa cho giám đốc kinh doanh để đánh giá. Sự xuất hiện của các bộ phận chuyên môn vào lúc này vừa đảm bảo được độ tối ưu trước khi triển khai, vừa không làm ảnh hưởng hiệu suất tổ chức.
3. Định hình danh mục đầu tư riêng cho phát triển bền vững
Nhiều doanh nghiệp triển khai chiến lược phát triển bền vững thành công do họ đã dành một quỹ riêng cho các sáng kiến, hoạt động trong vấn đề này. Các chủ đề ESG đòi hỏi những quy trình, các quản trị khác nhau, đi kèm các nguồn lực, rủi ro, lợi nhuận độc lập. Vì thế, phòng tài chính có thể sẽ gặp khó khăn trong việc phân nguồn vốn, điều phối dòng thu – chi, báo giá… so với các hoạt động truyền thống khác.
Vậy nên, lãnh đạo cần xác định tỉ lệ và tiêu chí tài chính cho các chủ đề bền vững; đâu là yếu tố có thể tích hợp… Từ đó, các hạng mục được phân bổ vốn, đầu tư và tài trợ rõ ràng, giúp chiến lược phát triển bền vững triển khai suôn sẻ.
Một số nguyên tắc phát triển bền vững lãnh đạo cần nắm rõ
Ngoài 3 điều quan trọng nêu trên, dưới đây là một số nguyên tắc phát triển bền vững cần thiết cho một chiến lược thành công:
- Thiết lập các mục tiêu bền vững có thể đo lường được, điều này sẽ giúp lãnh đạo dễ kiểm soát và đánh giá mức độ hiệu quả của chiến lược.
- Lựa chọn chủ đề bền vững phù hợp chuyên môn và năng lực doanh nghiệp, tránh ‘chạy theo’ báo cáo ESG mà đi vào bế tắc.
- Tập trung quản trị nguồn lực và quy trình ngay sau khi xác định chiến lược bền vững, hạn chế trường hợp sa sút kết quả kinh doanh vì quá tập trung vào bền vững.
- Xây dựng rõ quy trình nghĩ ý tưởng, kiểm duyệt và triển khai giữa lãnh đạo – nhóm bền vững và các bộ phận khác, tránh rối rắm trễ tiến độ.
- Tạo ra các chính sách khen thưởng, nhằm khích lệ các sáng kiến hay ho và thúc đẩy động lực đổi mới của nhân sự.
- Đặt trọng tâm đào tạo tư duy nhân sự trước để họ tự nguyện và nhanh chóng thích nghi với mô hình bền vững, thay vì ép buộc hành động nhưng không hiểu bản chất thay đổi.
→ Có thể bạn quan tâm: Khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp bền vững
Tóm lại, để tăng khả năng thành công khi triển khai chiến lược phát triển bền vững, lãnh đạo cần xác định chủ đề trọng tâm, đầu tư nguồn lực tập trung và đảm bảo chúng luôn được gắn kết với mục tiêu kinh tế. Nếu lãnh đạo cần hỗ trợ bất cứ điều gì về chiến lược phát triển bền vững, để lại thông tin trong form bên dưới, SOM sẽ liên hệ tư vấn ngay nhé.