7 công cụ quản lý cashflow cho doanh nghiệp lớn

các công cụ quản lý cashflow hiệu quả cho doanh nghiệp

Dòng tiền là yếu tố quyết định sống còn đối với doanh nghiệp. Giữa thời đại số hóa và AI không ngừng phát triển, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng các công cụ tân tiến để quản lý cashflow hiệu quả hơn. Cụ thể đó là những công cụ nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

7 công cụ quản lý cashflow hiệu quả cho doanh nghiệp

Quản lý cashflow là gì? Tại sao cần quản lý cashflow?

Quản lý dòng tiền (cashflow management) hay quản lý cashflow là hoạt động theo dõi và kiểm soát lượng tiền đến, đi khỏi tài khoản của doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản thì quản lý cashflow là phân bổ, cân đối nguồn tiền của doanh nghiệp cho các hoạt động như đầu tư, sản xuất, thanh toán các chi phí… một cách hợp lý. Khi thực hiện hoạt động này hiệu quả, doanh nghiệp sẽ duy trì lượng vốn lưu động, khả năng thanh khoản lành mạnh và đảm bảo sức khỏe tài chính để ứng phó với nhiều sự cố. 

→ Tìm hiểu thêm: Cashflow là gì? Quy trình và nguyên tắc 

Nguồn tiền, theo lẽ tất yếu, là điều kiện tiên quyết giữ cho doanh nghiệp trụ vững trên thị trường. Ngoài ra, quản lý dòng tiền chặt chẽ còn giúp các nhà quản lý trong việc:

  • Thích ứng nhanh chóng: Doanh nghiệp có được sự chuẩn bị tài chính từ sớm sẽ không bối rối trước biến động của thị trường, nhất là khi nền kinh tế ngày càng khó dự đoán và việc đứt gãy chuỗi cung ứng kéo dài do vấn đề chính trị. 
  • Giảm rủi ro tài chính và tăng cơ hội kinh doanh: Khi bám sát “bước chân” của dòng tiền, doanh nghiệp nắm bắt được cách điều phối sao cho phù hợp với nguồn lực hiện tại, tránh thanh toán chậm hoặc bỏ qua cơ hội đầu tư.
  • Lập kế hoạch tài chính chuẩn xác: Quản lý dòng tiền doanh nghiệp hiệu quả dẫn đến thiết lập mục tiêu tài chính khả thi và xác định hướng đi đúng đắn hơn. 

Vậy, doanh nghiệp muốn bắt tay vào quản trị dòng tiền chặt chẽ nên lựa chọn công cụ nào? 

7 công cụ quản lý cash flow hiệu quả cho doanh nghiệp

7 công cụ quản lý cashflow hiệu quả cho doanh nghiệp lớn 

Trên thị trường hiện nay có vô vàn các công cụ quản lý cashflow khác nhau. Và theo trường quản lý SOM thì dưới đây là 7 ứng cử viên sáng giá nhất:

1.PlanGuru 

PlanGuru là phần mềm có khả năng phân tích, dự báo chuyên sâu nguồn tiền của doanh nghiệp. Các tính năng của PlanGuru cho phép doanh nghiệp nhập dữ liệu 5 năm giao dịch và nhiều thông tin tài chính phức tạp. Dựa trên đó, phần mềm này sẽ hỗ trợ xây dựng kế hoạch tài chính trong 10 năm tiếp theo. Điểm nổi bật là PlanGuru cho phép đặt giả định về nhiều tình huống và dự đoán kết quả có thể xảy ra. Nhờ những thông tin trên, doanh nghiệp có cơ sở để điều chỉnh việc kế hoạch tài chính. 

2. QuickBooks 

Hiện nay, QuickBooks là 1 trong những phần mềm kế toán phổ biến nhất trên thế giới. Phần mềm này cung cấp các tính năng cơ bản để quản lý hóa đơn, tạo báo cáo tài chính…trong 90 ngày. Mặc dù tương đối đơn giản, QuickBooks đã thay thế cho hoạt động ghi chép truyền thống vốn mất nhiều thời gian và khó tra cứu. 

7 công cụ quản lý cashflow cho doanh nghiệp

Minh họa giao diện của QuickBooks 

3. Float

Tương tự như PlanGuru, doanh nghiệp nhập lượng tiền, điều chỉnh các tình huống giả định và ứng dụng Float sẽ dự báo tương lai tài chính. Float còn có thể kết nối với các phần mềm kế toán như QuickBook. Sau đó, nó sẽ tự động theo dõi, ghi lại dữ liệu và cập nhật dự đoán theo từng hoạt động mới của nguồn tiền. Bằng cách này, doanh nghiệp chỉ cần đầu nối một lần, sớm nắm được thông tin thay vì phải thao tác lặp lại khi cần kiểm tra, lập kế hoạch quản lý tài chính. 

4. Scoro 

Bên cạnh cashflow, Scoro còn giúp quản lý toàn diện nhiều hoạt động khác trong doanh nghiệp. Phần mềm này có đến 100 tính năng, giúp doanh nghiệp lập ngân sách, dự báo, quản lý dòng tiền và tích hợp theo dõi nhiều hoạt động kinh doanh cùng lúc. Ví dụ như quản lý dự án, theo dõi quy trình bán hàng, lập hóa đơn… 

7 công cụ quản lý dòng tiền hiệu quả cho doanh nghiệp

Scoro sở hữu đa dạng tính năng, hỗ trợ quản lý nhiều hoạt động trong 1 ứng dụng 

5. Pulse

Khác với Scoro, Pulse là công cụ hoàn toàn tập trung vào việc quản lý dòng tiền. Doanh nghiệp có thể theo dõi liên tục biến động dòng tiền, các khoản thu, chi…và thử nghiệm 1 số kịch bản tài chính. Hơn nữa, Pulse còn có tính năng thú vị là theo dõi cashflow theo dự án, khách hàng. Từ đó, các nhà quản lý hiểu, sắp xếp cách điều hướng ngân sách tối ưu hơn. 

6. CashAnalytics 

Cash Analytics được khuyến nghị sử dụng bởi rất nhiều doanh nghiệp và đạt doanh thu từ 50 triệu đến 1 tỷ đô mỗi năm. Vì với những doanh nghiệp lớn, Cash Analytics là giải pháp quản trị dòng tiền hoàn hảo. 

Không những tự động theo dõi, thông báo nguồn tiền mà nó còn tự động đồng nhất việc quản lý ở nhiều loại tiền tệ, ngân hàng, sổ cái khác nhau. Cash Analytic sẽ phân tích chi phí phải trả, khoản tiền cần thu và dự đoán dòng tiền dựa trên hành vi của khách hàng, nhà cung cấp trong quá khứ. Chẳng hạn như khách hàng thường thanh toán hợp đồng vào ngày 30 hằng tháng. Và doanh nghiệp cần trả lương nhân sự vào ngày 25 thì Cash Analytics sẽ thông báo khoản thiếu hụt, đề xuất các khoản nên thu để bù đắp. 

7 công cụ quản lý cashflow doanh nghiệp hiệu quả

7. Google Docs/Sheet  

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp muốn tự theo dõi và quản lý cashflow thì Google Docs/Sheet chính là công cụ phù hợp nhất. Nhưng để tiết kiệm thời gian, doanh nghiệp nên tìm kiếm những mẫu Google Sheet/Docs có sẵn. Một trong những nguồn tìm kiếm chất lượng chính là Float. Nền tảng này có nhiều form Google Docs/Sheet mẫu với các bố cục, hàm tính toán đã được tối ưu sẵn và doanh nghiệp chỉ cần tinh chỉnh sơ bộ cho là có thể đưa vào sử dụng. 

Thông qua quá trình tìm hiểu, SOM tin rằng 7 công cụ trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tìm được lời giải cho vấn đề quản lý nguồn tiền. Tùy theo ngân sách tài chính, bạn có thể đầu tư cho những nền tảng nhiều tính năng như Cash Analytics hoặc Float. Nhưng nếu không muốn tốn kém thì việc tận dụng tối ưu các công cụ miễn phí như Google Sheet/Docs, doanh nghiệp cũng hoàn toàn “nắm gọn” nguồn tiền. 

Có thể bạn quan tâm: 

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…