6 yếu tố tái định hình chiến lược doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2030

6 yếu tố tái định hình chiến lược doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2030

Nền kinh tế thế giới đang chao đảo, và hàng triệu người lao động bị đưa vào tình thế bất an. Đây là hậu quả của hàng loạt những sự kiện bất ngờ liên tục xảy ra trong hơn 3 năm qua. Khi nào sự rung lắc này dừng lại? Chưa ai trả lời được. 

Nhưng tất cả mọi người đều hiểu rằng nền kinh tế thế giới chắc chắn sẽ còn đổi khác dưới nhiều. Và doanh nghiệp lẫn cá nhân đều chỉ có thể đứng vững khi hiểu được những yếu tố cốt lõi tác động đến nền kinh tế – xã hội hiện tại, từ đó có một kế hoạch dự phòng tốt hơn cho tương lai. Những yếu tố này là gì? Cùng SOM tìm hiểu nhanh 6 yếu tố tái định hình chiến lược doanh nghiệp trong thập kỷ tới qua bài viết dưới đây nhé

6 yếu tố tái định hình chiến lược doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2030

1 – Nguy cơ suy thoái kinh tế: 

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết GDP toàn cầu thực tế tăng 2,1% trong năm nay. Con số này tăng so với kiến 1,7% được đưa ra vào tháng 1 nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng năm 2022 là 3,1%.

Tổ chức cho vay phát triển cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024 xuống 2,4% từ mức 2,7% vào tháng 1, với lý do tác động trễ của việc thắt chặt tiền tệ của ngân hàng trung ương, điều kiện tín dụng hạn chế hơn đang làm giảm đầu tư kinh doanh. Những yếu tố này làm mức tăng trưởng nửa cuối 2023 – đầu 2024 chậm hơn nữa. Ngân hàng đã đưa ra dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 mới là 3,0%.

Việt Nam tất nhiên không nằm ngoài tầm ảnh hưởng khi nền kinh tế liên tục đối mặt với nhiều thách thức. GDP 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 3,72%, đây là mức tăng thấp so với GDP cùng kỳ trong giai đoạn 10 năm qua (chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% cùng kỳ của năm 2020 – do ảnh hưởng mạnh của Covid-19 thời điểm đó).

Vì không thể lường trước điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, hầu như các doanh nghiệp đều có xu hướng co cụm và cắt giảm ngân sách. Hàng loạt đợt cắt giảm nhân sự diễn ra, ngân sách cho các hoạt động truyền thông bị cắt giảm nghiêm trọng. 

Theo báo cáo của Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính) trên 9.556 doanh nghiệp, có 82,3% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2023.

Trong số các doanh nghiệp còn hoạt động năm 2023, có 71,2% dự kiến giảm quy mô lao động trên 5%, 22,2% dự kiến giảm trên 50%. Có 80,7% doanh nghiệp dự kiến giảm doanh thu trên 5%, tỷ lệ giảm trên 50% doanh thu là 29,4%.

Trước tình hình này, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng từng quyết định. Doanh nghiệp đang cần ưu tiên điều gì nhất? Phân phối tài nguyên và đầu tư vào nguồn lực nào? Cần nới rộng và cắt giảm phòng ban nào? Nuôi dưỡng nguồn nhân lực ra sao?… Mỗi động thái đưa ra bây giờ đều mang tính chất định đoạt tương lai doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn tiếp theo. 

Sự không tin cậy toàn diện của khách hàng với thương hiệu

6 yếu tố tái định hình chiến lược doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2030

Thực tế, những ngờ vực và thất vọng của khách hàng dành cho nhiều thương hiệu đã bị rung lắc từ trước cả năm 2020. Đã có hàng loạt sự kiện không hay từ các doanh nghiệp lớn khiến khách hàng dần hoài nghi những điều mình đang thấy trên truyền thông. Đơn cử là vụ gian lận khi công bố khí thải xe hơi từ Dieselgate của Volkswagen (2015), vụ rò rỉ dữ liệu từ Facebook, làn sóng phẫn nộ vì phân biệt chủng tộc tại Starbucks (2018), vụ bê bối thực phẩm của Chipotle (2015). 

Ở giai đoạn từ năm 2020, niềm tin của khách hàng càng giảm sút bởi vụ bê bối tài chính của Wirecard (2020), sự phản đối của người dùng về cách quản lý các vấn đề xã hội và lao động của Amazon (2021), vụ gian lận về khí thải của General Motors (2022),…

Những vụ bê bối, thêm vào việc hàng loạt sản phẩm tận dụng công nghệ mới và sản phẩm xanh xuất hiện đã khiến nhiều thương hiệu dần mất dần sự tín nhiệm từ khách hàng. Vì thế, mà trong nhiều năm tiếp theo, điều các thương hiệu cần tập trung chính là củng cố hình ảnh, cải thiện brand trust/love (tình yêu thương hiệu) của khách. 

Ngoài việc cẩn thận rà soát những điểm trừ trong quy trình vận hành, các nhà quản lý cấp cao cần khảo sát xem khách hàng có đang tiếp tục trung thành với các tệp sản phẩm/thương hiệu truyền thống của mình không? Và doanh nghiệp có thể làm gì để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm đúng như ý? Và phải làm gì để xoa dịu khách hàng nếu chẳng may xảy ra những sự cố đáng tiếc? 

Sự sụt giảm trong năng suất lao động 

Sự số hóa quy trình làm việc, ảnh hưởng của tâm lý hậu đại dịch kết hợp với việc áp dụng các thực hành làm việc từ xa đã tác động không nhỏ đến năng suất làm việc của lực lượng lao động. 

Thực tế, nhiều nhân viên cảm thấy đang bị đòi hỏi nhiều hơn những gì họ có thể đáp ứng. Việc ứng dụng công nghệ và thay đổi quy trình làm việc quá nhanh khiến họ chới với và hoang mang. Họ chỉ có thể cải thiện hiệu suất và hiệu quả một cách giới hạn vì vẫn còn bị ràng buộc bởi các quy trình và luồng công việc cũ. 

Đây là lúc các nhà quản lý cấp cao bắt đầu rà soát các tầng nhân viên để hiểu đâu là quy trình làm việc và những đổi mới phù hợp cho doanh nghiệp. Hãy cứ đổi mới, nhưng cần phải cân nhắc đổi mới từ đâu trước? Tốc độ ra sao? Ai có thể bắt kịp sự thay đổi? Nếu không xem xét lại những yếu tố cơ bản này, sớm thôi, nhân viên của bạn sẽ bị đè nén và không còn sẵn lòng đóng góp vào lợi ích chung của doanh nghiệp nữa.

Trào lưu phát triển bền vững (ESG)

Sau một thời gian bị “lu mờ” vì đại dịch, vấn đề phát triển bền vững (ESG) trong doanh nghiệp lại một lần nữa rầm rộ và trở thành yếu tố được quan tâm hàng đầu trong ít nhất là một thập kỷ tới.

Trong cuộc khảo sát của Gartner với các CEO và Quản lý cấp cao, hơn 400 nhà lãnh đạo cho biết “Vấn đề về môi trường” nằm trong top những ưu tiên của họ trong giai đoạn 2022-2023. Trong số đó, 9% người tham gia đánh giá nó là một trong ba ưu tiên hàng đầu. 

Một cuộc khảo sát tương tự đã được thực hiện cách đây 7 năm, chiến lược ESG chỉ nằm ở vị trí thứ 14. Điều này phản ánh một sự tăng đáng kể trong mức độ quan tâm của doanh nghiệp về phát triển bền vững. 

Điều này không khó đoán khi những nhà lãnh đạo kinh doanh bây giờ đang chịu áp lực rất lớn từ phía khách hàng, nhà đầu tư, cơ quan quản lý và nhân viên về tính bền vững trong doanh nghiệp. Trào lưu giảm thiểu tác động của doanh nghiệp tới môi trường và quan tâm đến văn hóa làm việc, sức khỏe tinh thần cho nhân viên trở thành vấn đề nóng trong nhiều năm vừa qua. Hiện tại, việc có một doanh nghiệp bền vững được xem là một cơ hội để tăng cường hiệu suất và doanh thu.

Để nắm rõ hơn về xu hướng phát triển bền vững và sự cấp thiết của nó tới doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo 5 lợi ích khi triển khai chiến lược ESG cho doanh nghiệp ở mọi quy mô.

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm tại 2 khóa học ứng dụng ESG dưới đây:

6 yếu tố tái định hình chiến lược doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2030

Sự thiếu hụt nhân tài

Nhiều doanh nghiệp đang đối diện với một vấn đề mới: Giữ tài năng đang họ đang có và tìm kiếm tài năng mới mà họ cần. Điều này ngày càng nan giải hơn khi ngân sách nhân viên ngày càng bị thắt chặt (vấn đề nêu ở phần 1). Đấu tranh để có thêm nhân sự mới sẽ là một thách thức rất lớn với tổ chức.

Để cân bằng giữ suy thoái kinh tế và áp lực tuyển dụng tài năng, những người lãnh đạo xuất sắc nhất cần sáng tạo và đa dạng hơn trong chiến lược tuyển dụng. Tất nhiên, phúc lợi của nhân viên cũng phải đa dạng hơn và đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp chọn cách sử dụng các nhân sự với hợp đồng tạm thời hoặc bán thời gian, bù lại, họ giúp nhân viên có được sự linh hoạt hơn trong công việc. Trong tương lai, chắc chắn doanh nghiệp sẽ còn “đánh liều” sử dụng nhiều phương án đãi ngộ thú vị hơn để thu hút nhân tài! 

Chuyển đổi số

Điều được nhắc đến nhất trong 2 năm gần đây về xu hướng của doanh nghiệp chắc chắn là “chuyển đổi số”. 

Và không ngoài dự đoán, các công nghệ mới đã, đang và sẽ còn gây ra nhiều sự đảo lộn trong thập kỷ tới. Trí tuệ nhân tạo, thế giới ảo (metaverse), blockchain, công nghệ bền vững (sustainable IT) sẽ dần thay đổi cách mọi tổ chức và xã hội hoạt động. 

Chuyển đổi số trở thành một cuộc đua của doanh nghiệp, với sự dẫn đầu là các ông lớn như Meta hay Google. Các doanh nghiệp nhỏ cũng rục rịch trở mình dù nguồn ngân sách đang không dồi dào lắm. Tất cả ý thực rằng việc chậm trễ và bỏ lỡ một trào lưu công nghệ nào đó có thể khiến doanh nghiệp trả giá đắt hơn sau này. 

Ngược lại, kẻ tiên phong đi đầu sẽ có cơ hội nắm một miếng bánh lớn trong vài năm tới. Do đó, việc hiểu rõ những công nghệ quan trọng sẽ tác động đến chiến lược của doanh nghiệp trong những năm tới là điều quan trọng nhất lúc này! 

Có thể bạn quan tâm: Khóa học phân tích kinh doanh và chuyển đổi số cho cấp lãnh đạo

Trên đây là 6 yếu tố chắc chắn sẽ định hình lại nền kinh tế và cách doanh nghiệp hoạt động trong 10 năm tiếp theo. Mọi sự chuyển mình của doanh nghiệp trong thời gian tới đều nên được cân nhắc trên những yếu tố này! Chúc các bạn có những bước đi chiến lược đúng đắn!

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…