5 lợi ích của việc phát triển bền vững theo hướng ESG từ góc độ doanh nghiệp 

5 lợi ích của việc phát triển bền vững ESG từ góc độ doanh nghiệp

Phát triển bền vững ESG ngày càng được nhắc đến như một xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp, và rộng hơn là nền kinh tế cả thế giới, đứng vững. Nhưng chính xác, ESG mang lại những giá trị gì? Liệu có nên đầu tư một khoản phí lớn vào ESG? ESG chỉ giúp cho các mục đích cộng đồng vĩ mô hay cho chính lợi nhuận của doanh nghiệp? 

Dưới đây là 5 lợi ích của việc triển khai ESG đối với các doanh nghiệp tiên phong lĩnh xướng. Cùng SOM tìm hiểu nhé! 

5 lợi ích của việc phát triển bền vững theo hướng ESG từ góc độ doanh nghiệp

1. Nâng cao tiềm năng mở rộng thị trường ở những lĩnh vực “khó”

Trên thế giới, ESG là một trong những cách thức giúp các công ty khai thác thêm các thị trường mới và bành trướng các thị trường hiện tại. Việc có một môi trường làm việc lành mạnh và bền vững giúp các cơ quan quản lý có thêm niềm tin vào các công ty. Nhờ đó, khả năng trao quyền, phê duyệt, cấp phép cho công ty thử sức với những lĩnh vực, sản phẩm mới cũng nhiều hơn. 

Ví dụ, trong một dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn gần đây ở Long Beach, California, các nhà lãnh đạo đã ưu tiên chọn lọc các công ty đã được dựa trên hiệu suất phát triển bền vững ESG của họ. 

Việc thực thi ESG vượt trội cũng đã được đền đáp rõ ràng trong lĩnh vực khai thác. Theo Mckinsey, các công ty có các hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho việc gắn kết xã hội sẽ có lợi thế hơn trong việc khai thác. Họ được tin tưởng để cấp phép triển khai dự án mà không chịu yêu cầu quá khắt khe về kế hoạch chi tiết. Nhờ đó, các công ty này đạt được mức định giá cao hơn rõ ràng so với các đối thủ cạnh tranh có chỉ số ESG thấp hơn.

→ Có thể bạn quan tâm: Tiêu chuẩn đánh giá phát triển bền vững theo ESG

2. Giảm thiểu nguồn chi cho doanh nghiệp nhờ ESG

Việc thực hiện ESG một cách hiệu quả có thể giúp hạn chế sự phát sinh chi phí trong quá trình vận hành của doanh nghiệp (chẳng hạn như chi phí nguyên liệu thô và chi phí xử lý  carbon). Theo nghiên cứu của McKinsey, những chỉ số này có thể ảnh hưởng đến 60% lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Trong cùng một báo cáo, McKinsey đã tạo ra số liệu (lượng năng lượng, nước và chất thải được sử dụng liên quan đến doanh thu) để phân tích hiệu quả trong việc bảo vệ tài nguyên của các công ty ở những lĩnh vực khác nhau. Từ đó, họ tìm thấy mối tương quan đáng kể giữa việc tiết kiệm tài nguyên và hiệu quả tài chính. 

Bước đầu tiên tạo ra giá trị và nâng cao lợi nhuận nằm ở việc nhận ra cơ hội. Hãy xem xét 3M- công ty sớm nhận ra tiềm năng lợi nhuận từ việc chủ động đối phó với rủi ro môi trường. Họ đã tiết kiệm được 2,2 tỷ đô kể từ khi giới thiệu chương trình “pollution prevention pays” (3Ps) vào năm 1975. 

Chương trình này giúp ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động của công ty ngay từ khâu đầu tiên. 3M đã cải tiến sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất, thiết kế lại thiết bị, tái chế và tái sử dụng chất thải từ quá trình vận hành. Chi phí đầu tư cho công cuộc cải cách nãy đã được đền đáp bằng lợi nhuận tăng nhiều lần sau đó.

Ví dụ khác, FedEx, công ty vận chuyển lớn mạnh nhất thế giới, đã đặt mục tiêu chuyển đổi toàn bộ đội xe 35.000 chiếc của mình sang động cơ điện hoặc động cơ hybrid. Cho đến nay, 20 phần trăm đã được chuyển đổi, giúp giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hơn 50 triệu gallon. 

Một doanh nghiệp cấp nước lớn khác ở Hoa Kỳ cũng đã tiết kiệm được gần 180 triệu USD chi phí mỗi năm nhờ các sáng kiến ​​tinh gọn trong khâu vận hành. Doanh nghiệp này đã đầu tư cải thiện công tác bảo trì phòng ngừa, tinh chỉnh quản lý hàng tồn kho phụ tùng, giải quyết vấn đề tiêu thụ năng lượng và thu hồi từ bùn thải. 

5 lợi ích của ESG từ góc độ doanh nghiệp

3. Phát triển bền vững ESG giúp hạn chế thất thoát lợi nhuận 

Những đề xuất mang tính đóng góp cho xã hội có thể cho phép các công ty được tự do hơn trong việc quyết định chiến lược thực hiện, từ đó giảm bớt các áp lực pháp lý. Trên thực tế, các nghiên cứu của McKinsey đã cho thấy rằng sức mạnh của ESG giúp giảm thiểu rủi ro của các công ty trước những động thái bất lợi của chính phủ. Thậm chí, nó còn được chính phủ quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn.

Theo McKinsey, các quyết định của nhà nước có thể ảnh hưởng đến một phần ba lợi nhuận của công ty.

Đối với dược phẩm và chăm sóc sức khỏe, lợi nhuận bị đe dọa là khoảng 25 đến 30 phần trăm. Trong lĩnh vực ngân hàng, mức ảnh hưởng lên đến 50 đến 60 phần trăm lợi nhuận. Đối với các lĩnh vực ô tô, hàng không vũ trụ và quốc phòng và công nghệ, nơi phổ biến các khoản trợ cấp của chính phủ (trong số các hình thức can thiệp khác),con số này có thể lên tới 60%. 

Tuy nhiên, dù nhà nước ảnh hướng đến lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào đi nữa, việc thực hiện tốt các chính sách phát triển ESG hoàn toàn có thể hạn chế điều này. 

4. Phát triển bền vững giúp cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên 

Một đề xuất ESG mạnh mẽ có thể giúp các công ty thu hút và giữ chân nhân viên chất lượng. Công ty cũng có thể nâng cao động lực của nhân viên bằng cách vẽ ra lộ trình, cho thấy đích đến của từng công việc, từ đó khuyến khích nhân viên tăng năng suất. Nhân viên càng có niềm tin và sự hài lòng với chính sách của công ty thì công ty chắc chắn sẽ càng phát triển.

Ví dụ, theo Alex Edmans, nghiên cứu viên từ London Business School, đã chỉ ra rằng các công ty lọt vào danh sách “100 công ty tốt nhất để làm việc” của Fortune đều tạo ra lợi nhuận cổ phiếu mỗi năm cao hơn từ 2,3% đến 3,8% so với các công ty cùng ngành. 

Hơn nữa, từ lâu người ta đã quan sát thấy rằng những nhân viên không chỉ cảm thấy hài lòng mà còn cảm thấy kết nối sẽ làm việc tốt hơn. Nhận thức của nhân viên về tác động đối với những người hưởng lợi từ công việc của họ càng mạnh mẽ thì động lực của nhân viên đó để hành động theo cách “vì xã hội” càng lớn.

→ Có thể bạn quan tâm: 5 bước phát triển bền vững hiệu quả cho doanh nghiệp

5 lợi ích của việc phát triển bền vững ESG từ góc độ doanh nghiệp

5. Nâng cao cơ hội thu hút vốn đầu tư

Một chiến lược phát triển ESG tiềm năng có thể nâng cao lợi tức đầu tư bằng cách phân bổ vốn cho các cơ hội hứa hẹn hơn và bền vững hơn (ví dụ: năng lượng tái tạo, giảm thiểu chất thải và máy lọc khí). Nó cũng có thể giúp các công ty tránh được các khoản đầu tư bị mắc kẹt vì các vấn đề môi trường dài hạn (chẳng hạn như việc ghi giảm giá trị lớn của các tàu chở dầu). 

Hãy nhớ rằng lợi tức đầu tư cao bắt đầu từ những cơ sở vững chãi. Việc tiếp tục dựa vào các nhà máy và thiết bị ngốn nhiều năng lượng có thể làm cạn kiệt tiền mặt trong tương lai. Mặc dù các khoản đầu tư cần thiết để cập nhật hoạt động theo hướng ESG khá đáng kể, nhưng càng trì hoãn thì mất mát trong tương lai sẽ càng nhiều. Không một nhà đầu tư nào chọn rót tiền vào những dự án có khả năng thua thiệt nhiều hơn là kiếm chát ở tương lai.

Tóm lại, dù sớm hay muộn, các công ty cũng phải có kế hoạch phát triển bền vững cho riêng mình. Những đơn vị tiên phong nắm bắt xu thế này sẽ là những doanh nghiệp nhận được nhiều giá trị nhất, từ sự hỗ trợ của chính phủ, niềm tin của nhân viên lẫn lợi nhuận lớn. Do đó, học hỏi và củng cố kiến thức về ESG là điều cần thiết cho tất cả lãnh đạo hoặc nhân viên với tham vọng điều hành doanh nghiệp về sau.→ Có thể bạn quan tâm: Tại sao nên học thạc sĩ ESG

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…