10 xu hướng triển khai ESG trong 2023   

10 xu hướng chiến lược esg 2023

Triển khai ESG không còn là xu hướng mà đang dần trở thành giải pháp tất yếu cho doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực và quy mô. Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều biến động về môi trường, xã hội như hiện nay, chiến lược phát triển bền vững sẽ giúp tổ chức tự tin vượt qua và tồn tại lâu dài. 

Vậy đâu là những cách thực hiện và xu hướng triển khai ESG phù hợp và hiệu quả trong năm 2023, cùng SOM tìm hiểu nhé!

Vì sao doanh nghiệp cần triển khai ESG?

Dù đang được tin dùng toàn cầu, nhưng việc triển khai ESG bài bản vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Do đó, nhiều doanh nghiệp đang e ngại và cân nhắc có nên đầu tư vào mô hình phát triển bền vững hay không.

Để tiếp thêm động lực cho lãnh đạo, dưới đây là Top 5 lợi ích mà dù ở lĩnh vực hay quy mô thế nào cũng thuận lợi gặt hái khi áp dụng ESG:

  1. Tăng lợi thế cạnh tranh: bằng cách tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng. 
  2. Giảm chi phí vận hành: thông qua việc thay đổi hệ thống sử dụng năng lượng, nước và vận chuyển chất thải,…. 
  3. Thu hút các quỹ đầu tư: vì gây ấn tượng bởi tầm nhìn dài hạn và các kế hoạch phát triển bền vững đáng đầu tư.
  4. Cải cách chuỗi cung ứng: nhờ chọn lọc nguyên vật liệu xanh sạch, giúp mở ra cơ hội hợp tác có giá trị.
  5. Thu hút và giữ chân nhân tài: vì khiến nhân viên yên tâm và sẵn sàng gắn bó, tăng năng suất làm việc hiệu quả.

Chi tiết 5 lợi ích khi triển khai chiến lược ESG cho doanh nghiệp ở mọi quy mô

10 xu hướng ESG trong 2023 cho doanh nghiệp phát triển bền vững

1. Hành động vì khí hậu

Biến đổi khí hậu luôn là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm hàng đầu, nên cũng được rất nhiều doanh nghiệp ưu tiên giải quyết khi triển khai ESG. Họ tập trung đầu tư vào năng lượng tái tạo và phát triển sản phẩm, dịch vụ theo hướng bền vững, nhằm giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế tối đa rủi ro về khí hậu.

10 xu hướng triển khai ESG trong 2023

2. Đa dạng, Bình đẳng & Hòa nhập (DEI)

DEI (diversity – equity – inclusion) là một hạng mục trong thang điểm tiêu chuẩn ESG, đồng thời cũng là tên gọi của chiến lược nhân sự đang được nhiều tổ chức theo đuổi. Do đó, khi áp dụng mô hình này, doanh nghiệp có thể cùng lúc đạt điểm ESG cao và có được đội ngũ đa dạng, công bằng, năng suất. Lãnh đạo sẽ được gợi ý và điều hướng để tạo ra nơi làm việc tích cực, hội nhập nhiều văn hóa/quốc tịch, thúc đẩy tập thể sẵn sàng cống hiến và phát triển. 

Có thể bạn quan tâm: Điểm ESG là gì? Cách tính điểm ESG  

3. Chuỗi cung ứng “đạo đức”

Đạo đức ở đây bao hàm cả đạo đức xã hội và đạo đức kinh doanh. Trong năm 2023, nhiều công ty nhận ra tầm quan quan trọng của việc đảm bảo chuỗi cung ứng không được có hành vi vi phạm nhân quyền, phi đạo đức hay tổn hại đến môi trường. Điều này buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm soát, đào tạo đội ngũ và nghiêm túc chấp hành có trách nhiệm.           

4. Quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp là một xu hướng triển khai ESG nhằm củng cố và nâng cao niềm tin với các bên liên quan như khách hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, đối tác… Đây là cơ sở cho lãnh đạo điều hành, theo dõi, giám sát và quản lý toàn bộ doanh nghiệp từ quy trình, máy móc đến văn hóa, con người phát triển bền vững.          

10 xu hướng triển khai esg 2023

5. Đầu tư bền vững

Trong năm 2023, ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm các dự án, công ty tuân thủ tiêu chuẩn ESG. Thậm chí đó còn là thước đo để họ cân nhắc “con số” xứng đáng để họ chi vào các hoạt động. Bởi thế, gia nhập xu hướng ESG cũng là một cách thu hút các nhà đầu tư đáng thử trong năm nay.

Có thể bạn quan tâm: Đầu tư ESG là gì? 8 điều cần biết về đầu tư ESG

6. Kinh tế tuần hoàn

Circular economy (Kinh tế tuần hoàn) là mô hình kinh tế với trọng tâm tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín, nhằm giảm tối đa mức sử dụng nguồn lực và tần suất thải ra môi trường. Thay vì chỉ dùng một lần, nhiều tổ chức bắt đầu thực hiện tái chế nguyên vật liệu, sửa những gì hỏng hóc, và tái sản xuất nếu không sửa chữa được.

7. Phúc lợi nhân viên

Tập trung vào con người chưa bao giờ là “lỗi thời” trong bất cứ chiến lược kinh doanh nào, và với triển khai ESG cũng vậy. Lực lượng lao động khỏe mạnh, hài lòng là nền tảng thiết yếu để thúc đẩy tổ chức phát triển lâu bền. Các hoạt động phổ biến nhất trong xu hướng phúc lợi nhân viên thường xoay quanh sức khỏe nhân sự như chính sách cân bằng giữa công việc và đời sống, dịch vụ thăm khám, chương trình chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần.

8. Quản lý nguồn nước

Quản lý nguồn nước không chỉ là xu hướng ESG dành cho doanh nghiệp, mà là cả thế giới trong mọi lĩnh vực, quy mô. Mục tiêu chung là mang đến nguồn nước công bằng cho xã hội – ai cũng được tiếp cận nước sạch. Đồng thời, cách thức thực hiện cũng cần đảm bảo bền vững cho môi trường và có lợi ích kinh tế. Một số giải pháp tiêu biểu như là giảm tối đa lượng nước sử dụng, không khai thác bừa bãi, tái sử dụng nước, áp dụng hệ thống xử lý nước thải an toàn….

9. Quyền riêng tư kỹ thuật số

Digital privacy (quyền riêng tư kỹ thuật số) là các hoạt động triển khai ESG nhằm bảo mật thông tin người dùng, khiến họ an tâm và tin tưởng khi chia sẻ điều gì đó cho doanh nghiệp. 

Trong bối cảnh 4.0, việc thu thập dữ liệu đang dần trở nên phổ biến, và cùng lúc cũng bắt đầu xuất hiện nhiều rủi ro như xâm phạm quyền cá nhân, đánh cắp thông tin, lan truyền nội dung gây hại… Chính vì thế, tổ chức cần tăng cường các chính sách bảo mật mạnh mẽ, cung cấp minh bạch việc sử dụng dữ liệu, đầu tư vào các biện pháp an ninh mạng…

10 xu hướng chiến lược triển khai ESG trong 2023

10. Gắn kết cộng đồng

Bất cứ thương hiệu nào nhận được sự ủng hộ đông đảo từ công chúng sẽ luôn là những cái tên top đầu và phát triển bền vững nhất. Bởi thế, những chiến lược nhằm thúc đẩy gắn kết cộng đồng là xu hướng ESG không nên bỏ lỡ. 

Doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ tích cực với nhiều bên như sáng kiến hỗ trợ địa phương, dự án xã hội, hoạt động tình nguyện… Điều này thể hiện công ty không chỉ tồn tại vì tài chính, mà còn vì trách nhiệm xã hội và sự cống hiến dành cho cộng đồng, góp phần mở rộng mạng lưới khách hàng trung thành.

Hy vọng bài viết trên từ SOM sẽ giúp bạn quản lý có thêm sáng kiến triển khai ESG cho công ty của mình, giúp doanh nghiệp linh hoạt ứng biến để tồn tại, thậm chí bứt phá mạnh mẽ

Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…