10 khái niệm cơ bản trong business analysis

Với sự phát triển như vũ bão của lĩnh vực phân tích kinh doanh (business analysis), vai trò của nhà phân tích kinh doanh (Business Analyst) ngày càng quan trọng bởi khả năng kết nối khách hàng với đội ngũ phát triển. Để có thể làm việc hiệu quả các nhiệm vụ này, việc nắm vững những khái niệm cơ bản là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là 10 khái niệm cơ bản trong phân tích kinh doanh mà mỗi người mới bắt đầu nên biết để xây dựng nền tảng vững chắc và tiến xa trong nghề nghiệp này.

10 khái niệm cơ bản trong business analysis

1. Requirements trong business analysis là gì?

Trong Business analysis, yêu cầu (requirement) là một thuật ngữ chung chỉ một tập hợp các thay đổi có giá trị đối với khách hàng dự án và sẽ mang lại lợi ích cho họ khi được thực hiện. Những requirement này có thể thuộc nhiều loại khác nhau, từ yêu cầu kinh doanh (business requirements), như tăng lợi nhuận hoặc số lượng khách hàng, đến yêu cầu chức năng (functional requirements), như thêm các tính năng mới vào trang web, thay đổi chức năng, v.v.

2. Stakeholder – Các bên liên quan trong business analysis là gì? 

Stakeholder là bất kỳ ai có ảnh hưởng hoặc có thể bị ảnh hưởng bởi dự án. Những đối tượng này bao gồm các khách hàng cung cấp yêu cầu, các nhà phát triển viết mã, các nhà tài trợ cấp ngân sách và những thành viên khác liên quan đến quá trình phân tích kinh doanh.

3. Interview trong phân tích kinh doanh là gì?

Phỏng vấn (interview) là một trong những phương pháp giao tiếp phổ biến nhất giữa nhà phân tích kinh doanh (business analyst) và khách hàng. Nhà phân tích kinh doanh cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn để làm rõ các chi tiết về yêu cầu và các vấn đề cần được giải quyết từ khách hàng. Hình thức interview là phương pháp hiệu quả cho các cuộc trao đổi một – một, nhưng cũng có thể được thực hiện cho một nhóm người, tùy thuộc vào kinh nghiệm của người phỏng vấn.

4. User story – Câu chuyện người dùng trong ngành phân tích kinh doanh là gì?

(User Story) là một nhiệm vụ hoặc yêu cầu ngắn gọn được nhà phân tích kinh doanh tạo ra cho đội phát triển, mô tả các yêu cầu từ góc nhìn của người dùng cuối hoặc khách hàng. Để đảm bảo hiệu quả, câu chuyện người dùng phải đáp ứng các tiêu chí INVEST: độc lập (Independent), có thể đàm phán (Negotiable), có giá trị (Valuable), có thể ước tính (Estimable), nhỏ gọn (Small), và có thể kiểm thử (Testable). 

Ví dụ, một câu chuyện người dùng có thể là: “Là một người dùng trang web mua sắm, tôi muốn tìm kiếm sản phẩm theo từ khóa để dễ dàng tìm thấy sản phẩm tôi cần.” Câu chuyện người dùng giúp đảm bảo các yêu cầu phần mềm được viết từ quan điểm của người dùng cuối, tạo sự hiểu biết chung giữa các bên liên quan và đội phát triển, đồng thời giúp dự án linh hoạt và thích ứng với các thay đổi.

10 khái niệm cơ bản trong phân tich kinh doanh

5. Xác minh (Verification) và thẩm định (Validation) trong business analysis là gì?

Xác minh (Verification) và thẩm định (Validation) là hai khái niệm tưởng chừng giống nhau, nhưng thực tế lại có bản chất khác biệt. Verification –  Xác minh liên quan đến việc xác định xem các công cụ sẵn có có đủ để thực hiện một yêu cầu nhất định hay không. Ngược lại, validation – thẩm định giúp xác định liệu việc thực hiện các yêu cầu có phù hợp và đóng góp vào mục tiêu kinh doanh của khách hàng hay không. 

Tham khảo một ví dụ về đồ nội thất. Giả sử chúng ta dự định lắp ráp một cái kệ sách. Trong quá trình xác minh, chúng ta kiểm tra xem mình có đủ ván gỗ, đinh và thời gian rảnh để làm việc này không. Thẩm định giúp chúng ta xác định rằng kệ sách là thứ chúng ta thực sự cần. Có thể, xét về số lượng sách, chúng ta muốn lắp ráp một cái tủ sách thì hợp lý hơn.

6. Backlog trong phân tích dữ liệu kinh doanh là gì?

Backlog là một thuật ngữ thường được sử dụng trong phát triển phần mềm để chỉ một danh sách các công việc, nhiệm vụ hoặc yêu cầu cần được hoàn thành trong dự án. Có hai loại chính của backlog:

Product Backlog: Là danh sách các yêu cầu, tính năng hoặc cải tiến sẽ được phát triển trong tương lai cho sản phẩm hoặc dự án. Product backlog thường được duy trì và cập nhật liên tục khi có sự thay đổi trong yêu cầu của khách hàng hoặc thị trường.

Sprint Backlog: Là danh sách các nhiệm vụ cụ thể và chi tiết sẽ được hoàn thành trong một sprint (chu kỳ phát triển nhỏ trong phương pháp Agile, thường từ 1 đến 4 tuần). Sprint backlog được chọn từ product backlog trong mỗi sprint và sẽ là cơ sở cho đội phát triển để làm việc.

Backlog có thể bao gồm nhiều loại mục khác nhau như:

  • User Stories: Mô tả yêu cầu từ góc nhìn của người dùng cuối.
  • Defects: Các lỗi hoặc vấn đề cần phải sửa chữa.
  • Technical Tasks: Các công việc kỹ thuật hoặc công nghệ liên quan.
  • Improvements: Những cải tiến hoặc nâng cấp sản phẩm.

7. Domain knowledge trong ngành phân tích kinh doanh là gì?

Domain knowledge là sự hiểu biết về các quy trình và chi tiết của lĩnh vực mà dự án của bạn thuộc về. Tự nhiên, nếu bạn có kinh nghiệm trước đó trong các ngành như làm đẹp, y tế, hoặc hàng không, bạn sẽ dễ dàng hơn khi bắt tay vào công việc và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc thiếu kinh nghiệm không ngăn cản bạn tham gia dự án trong lĩnh vực đó. Điều này chỉ đơn giản là bạn sẽ cần phải làm việc và nghiên cứu nhiều hơn.

8. Change request – Yêu cầu thay đổi trong business analysis là gì

Các yêu cầu thay đổi thường xảy ra khi nhóm đã bắt đầu làm việc trên một yêu cầu nhất định, nhưng sau đó khách hàng yêu cầu thay đổi nó. Việc xuất hiện các yêu cầu thay đổi là một tình huống không mấy hay ho, nhưng lại khá phổ biến trong các dự án phân tích kinh doanh.

Để xử lý các yêu cầu thay đổi một cách hiệu quả, bạn nên cố gắng thống nhất với khách hàng về mục tiêu và quy trình xử lý dữ liệu trước khi dự án bắt đầu. Đồng thời, các nhà phân tích kinh doanh phải đánh giá mức độ sửa đổi đối từ các yêu cầu trong quá trình phát triển. Điều này giúp xác định mức độ phức tạp của thay đổi và đảm bảo rằng các sửa đổi phù hợp với mục tiêu và ràng buộc của dự án.

10 khái niệm cơ bản trong business analyst

9. Prototype trong phân tích kinh doanh là gì?

Một prototype là một phiên bản thử nghiệm đầu tiên của một giải pháp hoặc sản phẩm dựa trên ý tưởng ban đầu. Nó được thiết kế và phát triển bởi các nhà thiết kế và nhà phân tích kinh doanh, thường là trong sự hợp tác chặt chẽ. Mục đích chính của prototype là cung cấp một hình dung rõ ràng và cụ thể về sản phẩm cho các bên liên quan, như các nhà đầu tư, khách hàng hoặc đội phát triển, để thu thập phản hồi và đánh giá sớm trước khi tiến hành phát triển sản phẩm chính thức.

10. Diagram là gì

Diagram trong phân tích kinh doanh là một biểu đồ hoặc hình ảnh được sử dụng để minh họa các yêu cầu và quy trình trong dự án một cách trực quan. Điều này giúp cho việc hiểu và trình bày các quy trình phức tạp trở nên đơn giản hơn so với việc giải thích bằng lời. Loại diagram được sử dụng phụ thuộc vào mục đích cụ thể mà chúng ta muốn biểu diễn, ví dụ như biểu đồ cấu trúc (structure diagram), biểu đồ quy trình (activity diagram), biểu đồ lớp (class diagram), biểu đồ chuỗi (sequence diagram), v.v. Ngôn ngữ thường được sử dụng phổ biến nhất để mô hình hóa các biểu đồ này là Unified Modeling Language (UML).

Trên đây là chỉ là số ít trong những khái niệm gây ra hiểu lầm tai hại cho các BAs mới chập chững vào nghề. Thực tế, có rất nhiều khái niệm khác cần được BA “thẩm thấu” và sử dụng thuần thục. Để có thể làm quen với một môi trường phân tích kinh doanh chuyên nghiệp và giao tiếp hiệu quả với những chuyên gia lâu năm, bạn cần tìm hiểu và nắm vững những khái niệm này. Cách tốt nhất để học là tham gia vào các dự án thực hành thực tế hoặc những khóa học cung cấp kiến thức cần thiết về phân tích dữ liệu. 
→ Có thể bạn quan tâm: Khóa học phân tích dữ liệu top đầu khu vực châu Á

Đăng ký bài viết
Họ và Tên
Họ và Tên
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Viện Công Nghệ Châu Á - AIT

Trường Quản Lý - SOM

Mục tiêu của chúng tôi tại Trường Quản lý (SOM) là tác động đến chất lượng giáo dục và thực tiễn quản lý ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới: nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, dẫn đầu công nghệ, tinh thần kinh doanh, sự giàu có sự sáng tạo và niềm tự hào.

0
Năm
Thành lập
0 0
Chương trình
Đào tạo

CONTACT US

Kết nối cùng SOM-AIT để cập nhật thêm thông tin về các chương trình: Thạc sĩ, Tiến sĩ, Đào tạo ngắn hạn, học bổng…